nộp tiền giấy lý lịch tư pháp ở đâu

Từ ngày 01/10/2022, bạn có 3 lựa chọn đăng ký nộp hồ sơ xin lý lịch tư pháp: đăng ký online, đăng ký qua đường bưu chính, ủy quyền nhờ người khác nhưng làm thế nào để nộp tiền giấy lý lịch tư pháp khi đang ở nước ngoài?

Có 3 cách nộp tiền giấy lý lịch tư pháp

Áp dụng cho cả công dân Việt Nam và người nước ngoài đang ở nước ngoài.

  • Cách 1: Chuyển khoản vào tài khoản của Sở Tư pháp.
    • Nếu nộp bằng ngoại tệ cần phải quy đổi thành tiền Việt Nam theo tỉ giá ngoại tệ liên ngân hàng tại thời điểm nộp.
  • Cách 2: Chuyển tiền qua dịch vụ bưu chính.
    • Khi gửi hồ sơ yêu cầu cấp giấy lý lịch tư pháp, phải kèm biên lai chuyển tiền phí và lệ phí đến Sở Tư pháp.
  • Cách 3: Nộp tiền xin giấy lý lịch tư pháp trực tiếp
    • Cần văn bản ủy quyền, kèm hồ sơ.

Tuy nhiên thực hiện cách 1 và cách 2 để nộp tiền xin cấp Lý lịch tư pháp chỉ là 2 phương thức chuyển tiền khác nhau của việc đăng ký hồ sơ xin giấy lý lịch tư pháp qua đường bưu chính, nộp online tại https://lltptructuyen.moj.gov.vn/home.

Chú ý:

  • Yêu cầu đặc biệt khi nộp hồ sơ qua đường bưu chính, các giấy tờ đều phải được chứng thực kể cả đơn yêu cầu.
  • Nộp hộ nếu là cha mẹ, con, vợ, chồng không cần phải giấy ủy quyền nhưng phải cung cấp bản sao chứng thực các giấy tờ tùy thân và giấy tờ chứng minh mối quan hệ.

Cách 2 và cách 3 đều đòi hỏi cần văn bản ủy quyền làm thủ tục yêu cầu cấp giấy lý lịch tư pháp có công chứng cho người nộp hộ.

Làm thế nào để nộp tiền giấy lý lịch tư pháp khi đang ở nước ngoài?
Phương thức nộp tiền giấy lý lịch tư pháp khi đang ở nước ngoài

Ủy quyền nộp tiền giấy lý lịch tư pháp khi đang ở nước ngoài

Theo quy định của Luật lý lịch tư pháp (số 28/2009/QH12) của Chính phủ Việt Nam:

  1. Người xin giấy lý lịch tư pháp số 1 có thể ủy quyền cho người thân quen đến Trung tâm lý lịch tư pháp hoặc Sở Tư pháp làm thủ tục và nộp tiền giấy lý lịch tư pháp.
  2. Còn đối với trường hợp xin giấy lý lịch tư pháp số 2, không thể ủy quyền cho người khác. Theo quy định điều 46 của Luật lý lịch tư pháp Việt Nam, người xin cấp lý lịch tư pháp số 2 cho cá nhân không được ủy uyền cho người khác đến làm thủ tục và nộp tiền, mà cầu phải đến trực tiếp.

Lưu ý:

  • Với trẻ em dưới 18 tuổi cha mẹ có quyền đại diện xin cấp giấy lý lịch tư pháp kể cả số 1 hoặc 2.
  • Người từ 18 tuổi trở lên không được phép ủy quyền cho người khác khi xin lý lịch tư pháp số 2.

Bạn có thể tham khảo thêm về cách làm lý lịch tư pháp số 2 khi ở nước ngoài tại đây.

Mức lệ phí nộp xin cấp giấy lý lịch tư pháp hiện hành

Lệ phí cấp phiếu lý lịch tư pháp hiện nay cho người Việt Nam hoặc người nước ngoài đã ở Việt Nam, được quy định theo thông tư 244/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chính, có hiệu lực từ ngày 01/01/2017.

  • Phí thông thường: 200.000 đồng/lần/người.
  • 100.000 đồng/lần/người: với sinh viên, người có công với cách mạng, thân nhân liệt sỹ.
  • Miễn phí với:
    • Trẻ em theo Luật bảo vệ chăm sóc trẻ em.
    • Người cao tuổi theo Luật người cao tuổi.
    • Người khuyết tật theo Luật người khuyết tật.
    • Các trường hợp chính sách khác được nhà nước miễn trừ (hộ nghèo, xã khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số,…).
  • Trường hợp xin cấp từ 3 phiếu lý lịch tư pháp trở lên trong 1 lần xin, mỗi phiếu cấp thêm thu 5.000 đồng/phiếu.

Chú ý: Mức phí trên được áp dụng cho cả phiếu lý lịch tư pháp số 1 và phiếu lý lịch tư pháp số 2.

Nơi nộp lệ phí xin cấp phiếu lý lịch tư pháp

Ở Việt Nam cơ quan có quyền cấp phiếu lý lịch tư pháp và thu lệ phí cấp đó là:

  • Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia – Bộ Tư pháp Việt Nam: Cấp trung ương, yêu cầu người nộp đơn phải có hộ chiếu.
  • Hoặc tại các Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi người nộp đơn có thường trú, tạm trú.

Hướng dẫn làm lý lịch tư pháp số 2 đi nước ngoài tham khảo thêm tại đây.

Làm giấy lý lịch tư pháp khi đang ở nước ngoài mất bao lâu?

  • Thời gian khoảng 10-15 ngày làm việc theo quy định.
  • Những trường hợp cần gấp phải có giấy của các ban ngành liên quan.

Bạn có thể theo dõi kết quả xử lý tại chức năng Tra cứu trên trang https://lltptructuyen.moj.gov.vn/.

Để vướng mắc “Làm thế nào để nộp tiền giấy lý lịch tư pháp khi đang ở nước ngoài?” không còn trở ngại, khó khăn với công dân Việt Nam và người nước ngoài, sau khi khai đơn xin cấp lý lịch tư pháp, bạn sẽ thấy hướng dẫn cách nộp và có dịch vụ bưu chính hỗ trợ.

Thời gian làm lý lịch tư pháp số 1, số 2

  • Quy định khoảng 10-15 ngày làm việc.

Hồ sơ cần:

  1. Scan hoặc ảnh chụp hộ chiếu hoặc căn cước công dân.
  2. Bản sao sổ hộ khẩu hoặc thông tin họ tên bố, họ tên mẹ, họ tên vợ/chồng (nếu có). (Nếu làm lý lịch tư pháp số 2).
  3. Địa chỉ lưu trú hiện tại.

Hỗ trợ dịch và công chứng lý lịch tư pháp:

  • Dịch thuật và công chứng Lý lịch tư pháp sang các ngoại ngữ hợp lệ sử dụng ở nước ngoài.
  • Hợp pháp hóa, chứng nhận lãnh sự Đại sứ quán các nước và Bộ ngoại giao.

Giao nhận

  • Hỗ trợ gửi bản dịch công chứng, hợp pháp hóa lãnh sự, chứng nhận lãnh sự giấy lý lịch tư pháp, đăng ký kết hôn, chứng nhận độc thân,… về tận nhà ở Việt Nam và giao nhận quốc tế.
  • Gọi ngay số 0934 151 626 bạn sẽ được phục vụ nhanh chóng nhất.

Bộ phận hỗ trợ dịch thuật công chứng, hợp pháp hóa lãnh sự, chứng nhận lãnh sự lý lịch tư pháp khẩn luôn sẵn sàng 24/7 kể cả ngày nghỉ lễ hoặc cuối tuần. Với hơn 18 năm kinh nghiệm chuyên về các vấn đề liên quan tới lý lịch tư pháp cho người ở nước ngoài, chuyên viên luôn nhiệt tình làm chính xác, hợp lệ tài liệu cho các mục đích sử dụng của bạn như định cư, làm thẻ cư trú, giấy phép lao động, du học, xuất khẩu lao động,…

    ĐĂNG KÍ HỖ TRỢ TRỰC TIẾP

    Liên hệ