Làm lý lịch tư pháp cần gì?

làm lý lịch tư pháp cần gì?

Làm lý lịch tư pháp cần gì? 

Cần giấy tờ sau:

  1. Scan hoặc chụp chứng minh thư hoặc photo hộ chiếu còn thời hạn, hoặc thẻ căn cước công dân.
  2. Bản chụp Sổ hộ khẩu hoặc giấy tạm trú tại địa phương.
  3. Tờ khai cấp lý lịch tư pháp theo mẫu.

Tham khảo cách nhập thông tin tờ khai lý lịch tư pháp theo mẫu tại đây.

Để trả lời những thắc mắc trên của bạn, VISANGON xin tư vấn nhiệt tình, chia sẻ lại toàn bộ những thông tin hữu ích liên quan đến thủ tục hồ sơ, thời gian và chi phí làm lý lịch tư pháp số 1, số 2 tại Việt Nam một cách chi tiết nhất.

Nếu cần hỗ trợ dịch công chứng nhanh có thể liên hệ tới Hotline: 0934 151 626 để được lấy nhanh trong 24 giờ.

Nơi cấp lý lịch tư pháp

Khi cần xin Lý lịch tư pháp số 1 hoặc số 2, bạn chuẩn bị thủ tục như trên và nộp qua dịch vụ bưu điện hoặc đến trực tiếp tại Cơ quan có thẩm quyền được cấp Lý lịch tư pháp ở Việt Nam như sau:

  • Sở Tư Pháp các Tỉnh/ Thành Phố trực thuộc: nơi bạn có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú.
  • Trung Tâm Lý Lịch Tư Pháp Quốc Gia. Khi không xác định được nơi cư trú, đang ở nước ngoài. Địa chỉ: Số 9 Trần Vĩ, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội. Ngày làm việc từ thứ 2 tới hết sáng thứ 7.
  • Hoặc gửi hồ sơ qua bưu điện tới Sở Tư Pháp TPHCM, Hà Nội,… hoặc Trung Tâm Lý lịch tư pháp Quốc gia.

Lời khuyên

  • Quy định thời gian cấp tối đa 10 ngày. Tuy nhiên nhu cầu xin cấp Lý lịch tư pháp của mỗi tỉnh, thành phố trên cả nước rất lớn, nên lượng hồ sơ thường nhiều, thời gian chờ đợi được cấp thông thường sẽ kéo dài hơn khoảng từ 10 ngày trở lên.
  • Vì vậy bạn nên có kế hoạch làm trước khoảng 15 ngày so với ngày muốn có.

 

Làm lý lịch tư pháp mất bao lâu?

  • Theo quy định, thời gian chờ cấp lý lịch tư pháp tối đa 10 ngày,
  • Người nước ngoài và đang ở nước ngoài hoặc không rõ nơi cư trú là 15 ngày.
  • Nhưng thực tế do nhu cầu xin cấp lý lịch tư pháp của công dân Việt Nam và người nước ngoài cao, dẫn đến số ngày chờ cấp thường dài hơn.

Dịch công chứng Lý lịch tư pháp có thể làm nhanh không?

VISANGON hỗ trợ bạn làm nhanh, thời gian như sau:

  • Từ 1-2 ngày làm việc lấy.
  • Khẩn: trong vòng 24 giờ lấy kết quả.

Số Tổng đài hỗ trợ làm dịch công chứng Lý lịch tư pháp nhanh chuyên nghiệp: 0934 151 626 – 0982 528 589.

Phí làm lý lịch tư pháp

  • Khoảng từ 200.000 đ – 300.000 đ/hồ sơ.
  • Tối đa 600.000 đ/hồ sơ là phí quy định tại một số tỉnh, thành phố.
  • Dịch công chứng Lý lịch tư pháp cho người Việt Nam và nước ngoài: phí từ 150.000đ.

Phí cao hay thấp phụ thuộc vào:

  • Thời gian làm thường, làm nhanh, gấp mấy ngày?
  • Yêu cầu dịch thuật và công chứng sang các ngoại ngữ khác nhau.
  • Yêu cầu làm hợp pháp hóa lãnh sự.

Để biết thêm về chi phí này một cách cụ thể, xin vui lòng liên hệ trực tiếp tới Tổng đài theo số: 0934 151 626.

Hỗ trợ làm hợp pháp hóa lãnh sự Lý lịch tư pháp số 1, 2

Quy trình làm hợp pháp hóa, chứng nhận lãnh sự lý lịch tư pháp tại VISANGON luôn được diễn ra nhanh chóng, chính xác, đảm bảo đúng thời gian trả giấy, quý khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng dịch vụ tại công ty.

  • Giao nhận tận nơi. Gửi ra nước ngoài miễn phí bản scan.
  • Nhân viên tận tâm tư vấn nhiệt tình, miễn phí, hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ từ A – Z.
  • Có hỗ trợ dịch thuật, công chứng tư pháp hợp lệ gửi ra nước ngoài.
  • Hợp pháp hóa lãnh sự dán tem của Bộ ngoại giao, Đại sứ quán.
  • Tư vấn, giải đáp vướng mắc.

Trong quá trình làm hợp pháp hóa lãnh sự, dịch công chứng, chứng nhận lãnh sự lý lịch tư pháp Việt Nam, người xin cấp phiếu có thắc mắc làm Lý lịch tư pháp ở đâu? bao nhiêu tiền? hay câu hỏi khác vui lòng liên hệ trực tiếp tới văn phòng để được tư vấn tận tình:

  • Hotline hỗ trợ 24/7: 0934 151 626.
  • Email: lylichtuphap@greencanal.com.

CÂU HỎI NHIỀU NGƯỜI QUAN TÂM

Lý lịch tư pháp là gì?

Lý lịch tư pháp là lý lịch về án tích của người bị kết án, từ quá khứ cho tới hiện tại, thông qua các chế tài hình sự trong bản án, quyết định của toà án đã có hiệu lực, những thông tin về tình trạng thi hành án và các thông tin khác liên quan đến bản án.

Lý lịch tư pháp số 1 khác số 2 như thế nào?

Khác nhau về nội dung ghi trên phiếu. Lý Lịch Tư pháp số 1: nội dung chỉ ghi các án tích chưa được xoá, nếu không có án tích hoặc án tích đã được xóa thì ghi: Không có án tích. Lý lịch tư pháp số 2: Là phiếu ghi đầy đủ các án tích đã được xoá và chưa được xoá. Điểm chung là nội dung ghi thêm thông tin về việc có bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.

Lý lịch tư pháp để làm gì?

Lý lịch tư pháp có giá trị chứng minh cá nhân có hay không có án tích; bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản. Lý lịch tư pháp được các đơn vị dùng để xác minh nhân thân, hoàn thiện các giấy tờ hồ sơ quản lý nhân sự.

    ĐĂNG KÍ HỖ TRỢ TRỰC TIẾP

    Contact