bộ hồ sơ xin cấp lại giấy phép lao động bao gồm những gì?

Bộ hồ sơ xin cấp lại giấy phép lao động bao gồm những gì? Lao động nước ngoài, doanh nghiệp, tổ chức sử dụng lao động cần chuẩn bị hồ sơ theo đúng quy định của Cục việc làm – Bộ lao động thương binh và Xã hội, nhưng trước tiên phải đáp ứng các yêu cầu được liệt kê sau đây:

  • Nếu giấy phép lao động được cấp trước đây còn thời hạn, nhưng bị mất, thì cần có giấy xác nhận của cơ quan chức năng tại địa phương.
  • Lao động nước ngoài có giấy phép lao động còn thời hạn nhưng bị hỏng hoặc thay đổi thông tin cá nhân.
  • Giấy phép lao động đã gần hết hạn trong khoảng 5 – 45 ngày, nhưng mọi thông tin và nơi làm việc vẫn giữ nguyên.

Giấy phép lao động (work permit) là giấy tờ cực kỳ quan trọng để người nước ngoài lao động hợp pháp tại Việt Nam. Nếu không may giấy phép bị mất, hỏng, hoặc thay đổi thông tin nội dung giấy tờ thì phải báo với Nhà quản lý lao động, đồng thời tiến hành xin cấp lại giấy phép lao động.

Bộ hồ sơ xin cấp lại giấy phép lao động bao gồm những giấy tờ sau:

  1. 01 Văn bản đề nghị cấp lại giấy phép lao động. Nếu nộp hồ sơ online thì xem hướng dẫn tại đây.
  2. 02 ảnh 4cm x 6cm, nền trắng, không đội mũ, không đeo kính màu, mới chụp trong vòng 06 tháng gần nhất.
  3. 01 bản gốc hoặc 01 bản công chứng Công văn chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài. (Trừ trường hợp được miễn xác nhận).
  4. Giấy phép lao động đã được cấp trước đây (nếu còn).
  5. Giấy tờ, văn bản chứng minh lý do xin cấp lại giấy phép lao động:
    • Nếu bị mất: 01 Bản gốc (hoặc công chứng) giấy xác nhận của cơ quan công an cấp phường, xã nơi lao động nước ngoài cư trú. Hoặc xác nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài theo quy định của pháp luật.
    • Thay đổi nội dung ghi trên giấy phép lao động: Giấy tờ của Việt Nam cấp (cần bản gốc hoặc bản sao công).

Chú ý quan trọng:

  • Các giấy tờ bằng tiếng nước ngoài phải hợp pháp hóa lãnh sự và dịch thuật công chứng sang tiếng Việt, trừ những giấy tờ được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định pháp luật.
  • Ngay khi phát hiện giấy phép hỏng, mất hoặc có thay đổi thông tin cá nhân, lao động nước ngoài cần báo lại cho doanh nghiệp. Đồng thời thực hiện các công việc cần thiết như xin xác nhận của cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp mất giấy phép lao động.
  • Hồ sơ cấp lại cũng được coi là hồ sơ gia hạn giấy phép lao động hiện nay.
bộ hố sơ xin cấp lại giấy phép lao động gồm những gì? giấy tờ cần

Quy trình xin cấp lại giấy phép lao động bao gồm các bước sau:

Bước 1: Xin công văn chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài

Để được cấp giấy phép lao động, lao động nước ngoài cần đáp ứng đủ điều kiện và được Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố cấp văn bản chấp thuận được làm việc tại Việt Nam.

Doanh nghiệp làm báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài gửi vào Cục việc làm – Bộ lao động Thương Binh và xã hội.

Thời gian giải quyết hồ sơ là khoảng 20 ngày làm việc.

Bước 2: Nộp hồ sơ xin cấp lại giấy phép lao động

Sau khi chuẩn bị bộ hồ sơ như hướng dẫn trên, doanh nghiệp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua mạng trực tuyến tới Cục việc làm – Sở lao động Thương binh và Xã hội.

Bước 3: Nhận, trả kết quả

Thời gian xét duyệt: 03 ngày làm việc (từ ngày nhận đủ hồ sơ).

Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh sẽ:

  • Cấp lại giấy phép lao động (nếu hồ sơ hợp lệ).
  • Trường hợp không cấp lại sẽ có văn bản trả lời và nêu rõ lý do. (Nếu doanh nghiệp giải trình được lý do và bổ sung giấy tờ đầy đủ, sẽ được xem xét cấp lại giấy phép lao động).

Lệ phí cấp lại giấy phép lao động:

  • Không quá 450.000 đồng/ 1 giấy phép.
  • Trên thực tế mức lệ phí hồ sơ sẽ theo quy định cụ thể của từng Sở Lao động – Thương binh và Xã hội ở các tỉnh, thành phố.

Thông tin xin cấp lại giấy phép lao động từ 2022

Thời hạn của giấy phép lao động cấp lại, Điều 15 Nghị định 152/2020/NĐ-CP nêu rõ:

  • Thời hạn mới được tính bằng thời hạn còn lại của giấy phép lao động đã được cấp sau khi trừ đi khoảng thời gian lao động nước ngoài đã làm việc (cho đến thời điểm cấp lại).
  • Ngoài ra thời hạn của giấy phép lao động cấp lại còn căn cứ theo từng trường hợp cụ thể nhưng tối đa không quá 02 năm.

Nói cách khác giấy phép lao động được cấp lại chỉ có thời hạn tương đương với thời gian từ khi xin cấp lại đến ngày giấy phép lao động cũ hết hạn.

Trước khi giấy phép lao động hết hạn cần gia hạn (xin cấp lại ngay). Lời khuyên của chúng tôi là không nên để giấy phép lao động quá hạn. Vì cơ quan chức năng trên địa bàn thường xuyên kiểm tra các doanh nghiệp có lao động nước ngoài làm việc. Nếu phát hiện, doanh nghiệp và người nước ngoài sẽ bị phạt. Vi phạm nặng thì lao động nước ngoài có thể bị trục xuất.

Bộ phận hỗ trợ hồ sơ xin cấp lại giấy phép lao động

Trong quá trình chuẩn bị hồ sơ, nếu có vướng mắc và câu hỏi cần giải đáp, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tận tình, miễn phí.

  • Hotline 24/7: 0904 895 228 – 0917 163 993
  • Tel : 024 3724 5292 – 028 3824 8838
  • Email : visa@greencanal.com.

Visangon với 18 năm kinh nghiệm xin cấp lại, cấp mới giấy phép lao động với người nước ngoài có visa business, hoặc visa du lịch, miễn thị thực,… Hỗ trợ trọn gói xin cấp lại Giấy phép lao động với chi phí rẻ nhất. Chắc chắn làm bạn hài lòng.

Sẵn sàng hỗ trợ 24/7, kể cả ngày cuối tuần và ngày lễ, tết.

Câu hỏi nhiều người quan tâm

Được cấp lại giấy phép lao động bao nhiêu lần?

Không có quy định số lần cấp lại, nhưng thời hạn được xem xét cấp lại nằm trong khoảng thời gian từ khi xin cấp lại đến ngày hết hạn của giấy phép lao động đã được cấp trước đây.

Xin cấp lại giấy phép lao động ở Việt Nam mất bao lâu?

Sau khi nộp hồ sơ hợp lệ trong vòng 03 – 5 ngày làm việc, bạn sẽ nhận được giấy phép lao động mới.

Thời hạn Giấy phép lao động cấp lại như thế nào?

Tùy từng trường hợp cụ thể, nhưng giấy phép lao động cấp lại có giá trị không quá 02 năm.

    ĐĂNG KÍ HỖ TRỢ TRỰC TIẾP

    Contact