Thủ tục làm visa cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam từ 2022 có nhiều thay đổi theo công văn của chính phủ ban hành. Theo đó, người nước ngoài làm việc tại Việt Nam trong thời gian ngắn hoặc dài hạn được tạm trú bằng visa doanh nghiệp, visa đầu tư, hoặc Visa làm việc, lao động và phải có doanh nghiệp bảo lãnh thực hiện thủ tục xin cấp mới, gia hạn hoặc chuyển đổi.
VISANGON cập nhật thủ tục làm visa cho người nước ngoài theo diện nhập cảnh vào Việt Nam như dưới đây.
1. Làm Visa doanh nghiệp cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam
Đối tượng được cấp Visa doanh nghiệp là:
- Nhà đầu tư người nước ngoài;
- Trưởng văn phòng đại diện các tổ chức phi chính phủ;
- Luật sư được Bộ Tư pháp Việt Nam cấp giấy phép hành nghề;
- Hoặc Lao động người nước ngoài có giấy phép lao động.
- Chuyên gia, nhà quản lý,…
Thời hạn được cấp của Visa doanh nghiệp
- Từ 01 đến 03 tháng.
- Ngoài ra còn có Visa doanh nghiệp hiệu lực 12 tháng, nhưng thời gian tạm trú chỉ 3 tháng bên trong lãnh thổ Việt Nam. (Trừ công dân Mỹ).
Khi hết hạn visa doanh nghiệp được xem xét gia hạn hoặc chuyển đổi sang thẻ tạm trú, với điều kiện có công ty bảo lãnh.
Thủ tục làm visa cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam
Checklist hồ sơ gồm những giấy tờ sau:
- Công văn đề nghị xét duyệt, kiểm tra nhân sự người nước ngoài nhập cảnh (mẫu NA2).
- Hộ chiếu gốc của người nước ngoài còn thời hạn nhiều hơn 6 tháng.
- Bản sao công chứng Giấy đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận hoạt động của doanh nghiệp, tổ chức mời, bảo lãnh.
- Văn bản giới thiệu con dấu, chữ ký của người có thẩm quyền của tổ chức (mẫu NA16).
- Lịch trình chi tiết làm việc của người nước ngoài tại Việt Nam.
- Booking vé máy bay khứ hồi đi Viêt Nam.
- Booking khách sạn, nhà nghỉ tại Việt Nam.
- Giấy giới thiệu người đại diện công ty, tổ chức đi xin visa doanh nghiệp.
Ngoài ra bắt buộc doanh nghiệp hoặc tổ chức mời, bảo lãnh phải có các giấy tờ sau trước khi xin visa doanh nghiệp:
- Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động do Cục Việc làm – Sở Lao động Thương binh và Xã hội cấp.
- Công văn phê duyệt phương án cách ly sau nhập cảnh đã được phê duyệt của Sở Y tế và Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch covid-19.
- Cam kết nghiêm chỉnh chấp hành các quy định phòng, chống dịch, cách ly của Việt Nam.
- Công văn chấp thuận nhập cảnh do Cục Quản lý xuất nhập cảnh Việt Nam cấp.
- Cam kết y tế.
Trong quá trình làm hồ sơ, nếu có câu hỏi, thắc mắc cần giải đáp, tư vấn, bạn có thể liên hệ Bộ phận hỗ trợ thủ tục làm visa cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam (Hotline: 0904 895 228).
2. Visa làm việc Việt Nam có ký hiệu LĐ1, LĐ2
Visa LĐ1, LĐ2 có thời hạn từ 1- 2 năm. Hết hạn có thể được gia hạn tối đa 1-2 năm.
Có visa này, người nước ngoài có thể làm giấy phép lao động và xin cấp thẻ tạm trú để được bảo hộ và hưởng nhiều quyền lợi như bảo lãnh người thân qua Việt Nam, mở tài khoản, đổi bằng lái, kinh doanh, mua nhà, kết hôn… tại Việt Nam.
Thủ tục làm visa LĐ1, LĐ2 cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam:
- Bản sao chứng thực Giấy phép kinh doanh, giấy hoạt động của doanh nghiệp bảo lãnh.
- Văn bản giới thiệu chữ ký, con dấu của người có thẩm quyền của doanh nghiệp theo mẫu NA16.
- Văn bản chấp thuận sử dụng lao động người nước ngoài của UBND tỉnh, thành phố phê duyệt.
- Phương án cách ly đảm bảo theo yêu cầu đã được Sở Y tế phê duyệt.
- Tờ khai đề nghị cấp thị thực NA5.
- Hộ chiếu gốc còn thời hạn ít nhất 13 tháng.
- Bản sao chứng thực giấy phép lao động hoặc giấy miễn giấy phép lao động.
- Sổ tạm trú hoặc giấy xác nhận tạm trú cho người nước ngoài có xác nhận của công an phường, xã (nếu có).
- 02 ảnh 4×6 nền trắng, chụp trong vòng 6 tháng gần đây.
- Bản sao chứng thực bằng cấp chứng chỉ, giấy xác nhận kinh nghiệm chứng minh công việc người nước ngoài đảm nhận được tại Việt Nam (thường có kinh nghiệm tương đương bên nước ngoài ít nhất 2-3 năm tùy từng vị trí).
Chú ý: các tờ khai theo mẫu chúng tôi cung cấp miễn phí cho các bạn có gửi yêu cầu về qua tin nhắn, email.
3. Và visa đầu tư cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam
Thông tin về Visa đầu tư ký hiệu ĐT1, ĐT2, ĐT3, ĐT4:
- Thời hạn của Visa đầu tư Việt Nam: từ 1-10 năm.
- Được gia hạn sau khi hết hạn theo diện visa đầu tư.
- Được làm thẻ tạm trú đầu tư, có thời hạn lên đến 10 năm, áp dụng cho visa đầu tư có ký hiệu ĐT1, ĐT2, ĐT3.
- Với thẻ tạm trú, người nước ngoài được bảo lãnh người thân (vợ (chồng), con) sang thăm Việt Nam và được mua nhà, ô tô,…
Thủ tục làm visa cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam gồm:
- Hộ chiếu gốc còn đủ thời hạn, còn ít nhất 02 trang trống.
- 02 ảnh 4x6cm, nền trắng chụp trong vòng 6 tháng.
- Bản sao chứng thực Giấy đăng ký kinh doanh, giấy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tổ chức.
- Mẫu NA16, giới thiệu con dấu, chữ ký của người có thẩm quyền của doanh nghiệp, tổ chức.
- Tờ khai đề nghị cấp thị thực cho nguời nước ngoài mẫu NA5.
- Công văn chấp thuận nhập cảnh đã được phê duyệt.
- Giấy tờ chứng minh là nhà đầu tư:
- Đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư.
- Giấy chứng nhận góp vốn, là cổ đông tại doanh nghiệp tổ chức.
- Và một số giấy tờ liên quan chứng minh khác của người nước ngoài.
Chú ý: Người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam bằng visa du lịch hoặc visa thăm thân, visa học sinh, sinh viên. Nếu muốn làm việc tại Việt Nam thì phải tiến hành chuyển đổi visa sang visa Doanh nghiệp, visa đầu tư hoặc visa lao động. Hãy gọi số Hotline: 0904 895 228 để được hướng dẫn và trợ giúp chuyển đổi nhanh chóng.
Quy trình làm visa cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam
Bước 1: Doanh nghiệp hoặc tổ chức bảo lãnh hoàn thành giấy tờ cần thiết
- Xin công văn chấp thuận sử dụng lao động người nước ngoài do Cục Việc làm – Sở Lao động thương binh và xã hội cấp.
- Xin công văn phê duyệt phương án cách ly sau nhập cảnh được Sở Y tế và Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch covid-19 phê duyệt.
- Doanh nghiệp, tổ chức phải xác định được cơ sở cách ly, nơi đặt khách sạn, phương tiện đưa đón, vé máy bay… Tiến hành làm thủ tục xin cách ly tại địa phương theo hướng dẫn chỉ đạo của các Ban ngành từ thành phố đến, quận huyện, phường xã.
- Sau phê duyệt sẽ có công văn phê duyệt cách ly.
- Xin công văn chấp thuận nhập cảnh do Cục Quản lý xuất nhập cảnh Việt Nam cấp. (bạn có thể tham khảo thêm về quy trình làm công văn nhập cảnh tại đây).
- Cam kết chấp hành nghiêm túc và đầy đủ các quy định phòng, chống dịch covid-19, cách ly của Việt Nam.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ xin visa
Chuẩn bị hồ sơ như checklist ở mục trên.
Bước 3: Nộp hồ sơ xin visa cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam
Hồ sơ đã chuẩn bị đầy đủ, bạn mang đến nộp tại một trong những nơi sau:
- Cục Quản lý xuất nhập cảnh – Bộ Công an
- Hoặc Phòng Quản lý xuất nhập cảnh tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp trực thuộc (cơ quan này sẽ có trách nhiệm gửi lên Cục Quản lý xuất nhập cảnh – Bộ Công an xem xét giải quyết).
Địa chỉ cụ thể Cục quản lý xuất nhập cảnh tại Hà Nội và Hồ Chí Minh như sau:
Cục Quản lý xuất nhập cảnh – Bộ Công an tại Hà Nội (xử lý hồ sơ từ miền trung trở ra phía bắc).
- Địa chỉ: 44-46 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội.
- Tel: 024 3825 7941.
- Email: contact@immigration.gov.vn
- Web: https://xuatnhapcanh.gov.vn
Cục Quản lý xuất nhập cảnh thành phố Hồ Chí Minh (xử lý hồ sơ các khu vực còn lại).
- Địa chỉ: 333-335-337 Nguyễn Trãi, Quận 1, Hồ Chí Minh.
- Tel: 028 3920 2300.
Bước 4: Lấy kết quả
Thường thì trong vòng 5-7 ngày làm việc (trừ thứ 7, chủ nhật và nghỉ lễ tết hoặc do tình hình dịch bệnh có thể kéo dài thời gian xét duyệt hồ sơ theo quy định) thì sẽ có kết quả là công văn nhập cảnh và visa cho người nước ngoài. Bạn nhận kết quả tại Cục quản lý xuất nhập cảnh.
Công văn nhập cảnh là văn bản cho phép người nước ngoài được nhập cảnh và nhận visa tại sân bay quốc tế.
- Để nhận được visa thì người nước ngoài phải xuất trình công văn nhập cảnh và đóng phí visa tại nơi nhận visa như Đại sứ quán hoặc lãnh sứ quán Việt Nam tại nước ngoài.
- Hoặc cửa khẩu quốc tế Việt Nam đường hàng không, đường bộ, đường thủy.
Chú ý: Visa doanh nghiệp DN có thể được nhận tại Đại sứ quán hoặc lãnh sứ quán Việt Nam ở nước ngoài nơi người nước ngoài đang cư trú.
Yêu cầu mới nhất về người nước ngoài vào Việt Nam làm việc từ tháng 3/2022
- Phải xét nghiệm âm tính covid-19 bằng phương pháp RT-PCR trong vòng 72h trước khi nhập cảnh hoặc xét nghiệm nhanh âm tính trong vòng 24h.
- Có Bảo hiểm chi trả điều trị Covid-19 (nếu không may bị nhiễm).
- Được tiêm vacxin covid-19 đầy đủ (hoặc có hộ chiếu vacxin).
- Phải khai báo y tế đầu đủ trước khi nhập cảnh. Và cài đặt phần mềm theo dõi y tế PC-Covid ngay khi nhập cảnh Việt Nam. Cập nhập thông tin hàng ngày trong thời gian cách ly cũng như theo dõi sức khỏe.
- Cách ly y tế 3 ngày và tự theo dõi sau cách ly.
Bộ phận hỗ trợ thủ tục làm visa cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam
- Hotline miễn phí 24/7: 0904 895 228 – 0917 163 993.
- Tel: 024 3724 5292 – 028 3824 8838.
- Email: visa@greencanal.com.
Bộ phận hỗ trợ cung cấp cho bạn thông tin đầy đủ, mới và đáng tin cậy nhất về thủ tục làm visa cho người nước ngoài vào Việt Nam làm việc. Đồng thời tư vấn về các loại thị thực Việt Nam: cấp mới, gia hạn và chuyển đổi.
Ngoài ra còn có nhân viên hỗ trợ làm visa doanh nghiệp, làm việc, đầu tư, lao động cho người nước ngoài trọn gói.
- Hỗ trợ mọi thủ tục giấy tờ A-Z. Doanh nghiệp chỉ cần cung cấp hộ chiếu người nước ngoài và đăng ký kinh doanh.
- Giao nhận miễn phí tận nơi.
- Thời gian làm nhanh với chi phí tiết kiệm. Giá đã rẻ lại còn rẻ hơn nếu bạn sử dụng nhiều hơn 1 dịch vụ cùng lúc của Visangon.
Chúng tôi có xuất hóa đơn VAT cho doanh nghiệp tổ chức khi sử dụng một trong các dịch vụ như làm visa xuất cảnh, làm visa nhập cảnh, gia hạn visa, xin giấy phép lao động, làm thẻ tạm trú, gia hạn thẻ tạm trú, dịch thuật, công chứng, hợp pháp hóa lãnh sự, booking khách sạn, booking vé máy bay,…
Câu hỏi thường gặp
Không. Người nước ngoài được cấp visa nhập cảnh với mục đích du lịch và không được phép làm việc ở Việt Nam. Muốn làm việc, người nước ngoài cần chuyển đổi hoặc nhập cảnh bằng visa doanh nghiệp, lao động, đầu tư,… và cần làm giấy phép lao động nếu làm việc trên 3 tháng.
1 – 3 tháng là thời hạn hiệu lực của Visa doanh nghiệp, người nước ngoài được tạm trú tối đa 90 ngày ở Việt Nam. Ngoài ra còn có visa doanh nghiệp hiệu lực 1 năm.
Không. Sau khi người nước ngoài có visa làm việc, doanh nghiệp, đầu tư,… để được công tác, làm việc hợp pháp tại Việt Nam mới có thể tiến hành thủ tục xin giấy phép lao động.