Các doanh nghiệp, cá nhân ở Vĩnh Long muốn bảo lãnh cho người nước ngoài vào Việt Nam cần thực hiện thủ tục làm công văn nhập cảnh.
Hiện nay người nước ngoài có nhu cầu xuất nhập cảnh Vĩnh Long bằng công văn nhập cảnh đều có thể lựa chọn một trong 4 cửa khẩu gần nhất sau đây để đến Vĩnh Long:
- Cảng Sài Gòn.
- Cảng hàng không Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất.
- Cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương, An Giang hoặc;
- Cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên, An Giang.
Ngoài ra, người nước ngoài hoàn toàn có thể nhập cảnh tại các cửa khẩu quốc tế khác của Việt Nam sau đó di chuyển bằng máy bay, ôtô, tàu đến Vĩnh Long. Tuy nhiên 4 cửa khẩu trên là nơi gần và thuận tiện nhất cho du khách khi đến Vĩnh Long du lịch, công tác, làm việc,…
Thủ tục làm công văn nhập cảnh tại Vĩnh Long
Bước 1: Xác định loại thị thực nhập cảnh Việt Nam
Chỉ người nước ngoài có doanh nghiệp, tổ chức hoặc người thân là công dân Việt Nam bảo lãnh mới làm được công văn nhập cảnh. Căn cứ vào mục đích và bên bảo lãnh mà người nước ngoài được cấp cho các loại thị thực khác nhau.
Doanh nghiệp/tổ chức làm công văn nhập cảnh cho người nước được xin cấp:
- Visa du lịch (DL), công tác/thương mại (DN).
- Visa đầu tư (ĐT).
- Thị thực Lao động (LĐ); làm việc (LV);
- Thị thực du học (DH),…
- Và các loại thị thực hành nghề phóng viên, luật sư, y tế,…
Công văn nhập cảnh do người thân ở Việt Nam bảo lãnh được nhận:
- Visa VR.
- Visa thăm thân (TT).
Lưu ý:
Muốn xin được công văn nhập cảnh, doanh nghiệp/tổ chức bảo lãnh nên có tài khoản Usb chữ ký số. Nếu là công dân Việt Nam phải có tài khoản cá nhân mới có thể đăng nhập vào hệ thống dịch vụ công Bộ Công an Việt Nam.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ xin công văn nhập cảnh đúng loại thị thực
Bộ hồ sơ cần cung cấp gồm:
- Tờ khai NA2 (khai online, có mã vạch).
- Hộ chiếu tối thiểu còn hơn 6 tháng thời hạn và còn đủ trang trống.
- 02 ảnh chân dung của người nước ngoài, nền trắng, kích thước 4x6cm, mới chụp trong vòng 3 tháng.
- Giấy tờ bảo lãnh của người thân:
- Căn cước công dân Việt Nam hoặc hộ chiếu hợp lệ.
- Chứng nhận lưu trú của người bảo lãnh có xác nhận địa phương;
- Giấy đăng ký kết hôn nếu bảo lãnh cho vợ/chồng;
- Giấy khai sinh của con nếu bảo lãnh cho con hoặc bằng chứng mối quan hệ huyết thống tương đương.
- Giấy tờ bảo lãnh của Doanh nghiệp:
- Thư mời.
- Văn bản giới thiệu chữ ký và con dấu người đại diện doanh nghiệp NA16.
- Giấy đăng ký kinh doanh (bản sao công chứng) hoặc giấy chứng nhận nộp thuế, cam kết bảo lãnh (người nước ngoài thuộc quốc tịch khó).
- Tài liệu chứng minh mục đích người nước ngoài đến Việt Nam tương ứng từng loại visa như:
- Lịch trình du lịch: visa DL.
- Thư mời và lịch trình công tác: visa doanh nghiệp (DN).
- Bằng chứng góp vốn: visa đầu tư (ĐT).
- Hợp đồng lao động với doanh nghiệp Việt Nam, giấy phép lao động hoặc giấy miễn giấy phép lao động (nếu có): visa làm việc (LV), lao động (LĐ),..
Chú ý: Các tài liệu cần scan toàn bộ dưới dạng file pdf, có dung lượng dưới 2Mb.
Bước 3: Đề nghị xin cấp công văn nhập cảnh trực tuyến
- Truy cập vào trang https://dichvucong.bocongan.gov.vn và lựa chọn nút “Nộp hồ sơ trực tuyến“,.
- Tiếp theo chọn “Đăng nhập” và “Dịch vụ công quốc gia“.
- Cắm Usb chữ ký số nếu doanh nghiệp bảo lãnh đã được cấp tài khoản.
- Vào phần nộp hồ sơ trực tuyến:
- “Lĩnh vực” chọn: Quản lý xuất nhập cảnh.
- “Tìm kiếm“: Xét duyệt nhân dự nước ngoài.
- Xuất hiện mẫu đơn NA2. Điền đầy đủ các trường thông tin yêu cầu trong đơn, rồi tải các file tại liệu đã scan trước đó lên.
- Đơn ghi chính xác thời gian người nước ngoài sẽ lưu trú ở Việt Nam phù hợp với mục đích và lịch trình ở Việt Nam.
- Nơi nhập cảnh: Nên ghi sân bay Tân Sơn Nhất hoặc cửa khẩu quốc tế gần Vĩnh Long nhất.
- Kiểm tra kỹ các thông tin trong tờ khai trước khi nộp.
Sau 1 ngày hệ thống dịch vụ công của Bộ Công an sẽ gửi thông báo nộp phí xét duyệt Công văn nhập cảnh vào email đã cung cấp. Khi thanh toán hoàn thành, hồ sơ xin công văn nhập cảnh mới bắt đầu được xét duyệt. Doanh nghiệp, người thân bảo lãnh nhớ in biên lai thanh toán điện tử lưu cùng hồ sơ gốc.
Bước 4: Nộp biên lai thanh toán và hồ sơ gốc tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh Việt Nam
Sau khi thanh toán và có hóa đơn điện tử, bạn cần in biên lai và mang toàn bộ hồ sơ gốc đến Cục Quản lý Xuất nhập cảnh – Bộ Công an ở Thành phố Hồ Chí Minh để nộp.
- Địa chỉ tại: 333-337 Nguyễn Trãi, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Tel: 028 3920 2300.
- Thời gian tiếp nhập: sáng từ 8h00 – 11h30 & chiều từ 13h30 – 16h00. Ngày làm việc từ thứ 2 đến sáng thứ 7.
Người nộp hồ sơ cần mang giấy tờ tùy thân và giấy giới thiệu.
Cán bộ tiếp nhận sẽ kiểm tra hồ sơ xin công văn nhập cảnh nộp vào. Nếu đúng đủ theo quy định, sẽ có giấy hẹn trả kết quả. Trong trường hợp chưa đủ, sẽ được hướng dẫn bổ sung và quay trở lại sau khi hoàn tất.
Bước 5: Nhận công văn nhập cảnh
Thông thường, kết quả được trả sau 7 ngày làm việc. Người nộp hồ sơ mang giấy hẹn cùng giấy tờ tùy thân đến Cục Quản lý xuất nhập cảnh – Bộ Công an Hồ Chí Minh để lấy công văn chấp thuận nhập cảnh cho người nước ngoài.
Khi có công văn, scan và gửi cho người nước ngoài in ra để làm thủ tục xuất nhập cảnh Vĩnh Long tại cửa khẩu, sân bay quốc tế đã đăng ký ban đầu.
Có thể xin công văn nhập cảnh khẩn cấp không?
Người nước ngoài có doanh nghiệp, người thân bảo lãnh có thể xin công văn nhập cảnh Việt Nam khẩn gấp trong tình huống:
- Có người thân mất ở Việt Nam.
- Hoặc cần điều trị y tế đúng lịch hẹn.
- Hoặc giải quyết tình huống kỹ thuật khẩn cấp liên quan lớn đến vận hành nhà máy,… của doanh nghiệp.
Tuy nhiên phải có bằng chứng xác thực kèm theo hồ sơ và đơn đăng ký. Chi tiết xem hướng dẫn thủ tục xin công văn nhập cảnh khẩn cấp.
Ngoài ra có thể liên hệ bộ phận hỗ trợ Công văn nhập cảnh Hotline/Zalo: 0917 163 993 – 0904 895 228; Hoặc gửi yêu cầu tới email: visa@greencanal.com để mau chóng có công văn nhập cảnh cho người nước ngoài xuất nhập cảnh Vĩnh Long trong vòng dưới 7 ngày làm việc, khẩn trong 1-3 ngày. VISANGON đảm bảo 100% hồ sơ ra công văn nhập cảnh đúng thời hạn với chi phí rẻ nhất và sẵn sàng xuất hóa đơn cho doanh nghiệp yêu cầu.