Người nước ngoài đang lưu trú ở Việt Nam với Visa Doanh nghiệp có thể chuyển đổi sang loại visa Lao động nếu có công ty, tổ chức bảo lãnh xin giấy phép lao động phù hợp với công việc và nghề nghiệp của người đó. Trước tiên cần xác định một trong hai loại visa lao động hiện nay để làm thủ tục chuyển đổi visa DN sang LĐ chính xác.
Định nghĩa Visa lao động LĐ
Bao gồm LĐ1 và LĐ2, không quá 02 năm thời hạn lưu trú tại Việt Nam.
- LĐ1: được cấp cho người nước ngoài làm việc nhưng không thuộc diện cấp giấy phép lao động, hoặc làm việc theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
- LĐ2: Cấp cho người nước ngoài làm việc ở Việt Nam có giấy phép lao động.
Điều kiện chuyển đổi sang LĐ – visa lao động
Dựa vào Điều 19 Luật số 47/2024/QH13 cho biết người nước ngoài đang ở Việt Nam muốn chuyển đổi từ visa doanh nghiệp sang visa lao động (DN sang LĐ), cần:
- Có tổ chức, doanh nghiệp ở Việt Nam mời, bảo lãnh làm thủ tục chuyển đổi tại cơ quan có thẩm quyền.
- Visa DN còn hạn và không vi phạm các quy định của Luật Pháp Việt Nam.
- Có giấy phép lao động hoặc miễn giấy phép lao động nếu chuyển đổi sang LĐ2.
Thủ tục chuyển đổi visa DN sang LĐ
Doanh nghiệp/tổ chức mời, bảo lãnh cần thực hiện thủ tục chuyển đổi theo trình tự như sau:
- Gửi công văn đề nghị tới Cục Việc làm tỉnh hoặc thành phố hoặc Ban Quản lý khu công nghiệp xin phép sử dụng lao động người nước ngoài hay chính là xin công văn chấp thuận lao động.
- Có công văn chấp thuận, doanh nghiệp bảo lãnh tiến hành xin giấy phép lao động hoặc giấy miễn giấy phép lao động cho lao động người nước ngoài đó.
- Nộp hồ sơ xin chuyển đổi visa DN sang LĐ sau khi đã có giấy phép lao động hoặc giấy miễn giấy phép lao động tương ứng.
Để thực hiện xin giấy phép lao động cho người nước ngoài, quý công ty bảo lãnh xem hướng dẫn trong bài viết “Cách làm Work Permit theo quy định mới nhất“.
Chú ý: Trong trường hợp người nước ngoài đã có giấy phép lao động đang còn hạn, phù hợp với công việc chuyên môn hiện tại, không có sự thay đổi về nơi làm việc thì không phải xin giấy phép lao động mới hoặc xin cấp lại.
Hồ sơ chuyển đổi sang visa LĐ
- Hộ chiếu và visa DN gốc của người nước ngoài hợp lệ.
- Tờ khai xin cấp visa Việt Nam mẫu NA5 theo thông tư số 22/2023/TT-BCA ngày 30/6/2023.
- Tờ khai đăng ký tạm trú có xác nhận của công an cấp phường, xã tại nơi người nước ngoài đang cư trú.
- Giấy phép lao động hoặc giấy xác nhận không cần giấy phép lao động của người nước ngoài.
- Công văn giải trình lý do cần thiết cho việc chuyển đổi visa cho người nước ngoài sang LĐ1 hoặc LĐ2.
- Công văn chấp thuận sử dụng lao động người nước ngoài đã được cấp (nếu cần).
- Hồ sơ của doanh nghiệp:
- Bản sao đăng ký kinh doanh.
- Giấy chứng nhận nộp thuế doanh nghiệp trong 6 tháng qua.
- Mẫu giới thiệu chữ ký và con dấu NA16.
- Giấy giới thiệu nhân viên đại diện doanh nghiệp đi làm thủ tục chuyển đổi visa.
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ chuyển đổi visa DN sang LĐ
Doanh nghiệp, tổ chức bảo lãnh sẽ thực hiện nộp bộ hồ sơ chuyển đổi tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh hoặc Bộ Ngoại giao Việt Nam (nếu làm việc cho cơ quan chính phủ).
Thông thường sẽ nộp tại một trong hai địa chỉ:
- Cục Quản lý xuất nhập cảnh Hà Nội:
- 44-46 Trần Phú, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội.
- Email: contact@immigration.gov.vn.
- Và Cục Quản lý xuất nhập cảnh thành phố Hồ Chí Minh:
- Địa chỉ: 333-337 Nguyễn Trãi, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Tel: 028 3920 2300.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ từ thứ 2 đến sáng thứ 7: 8h00 – 11h30 & 13h30 – 16h00.
Lệ phí xin chuyển đổi visa
Phí chuyển đổi visa LĐ bằng phí xin cấp mới:
- 135 $/visa: Thời hạn xin cấp từ 180 ngày đến 01 năm.
- 145$/visa: Giá trị được cấp từ 01 năm đến 02 năm.
Thời gian xin chuyển đổi
7-10 ngày làm việc là thời gian cần thiết để cơ quan chức năng xem xét hồ sơ chuyển đổi. Nhưng nếu cần xin công văn chấp thuận lao động của Cục việc làm thì thời gian sẽ kéo dài thêm 20 ngày nữa.
Nếu bạn cần hỗ trợ thủ tục xin cấp giấy chấp thuận lao động và hoàn thiện giấy tờ chuyển đổi visa DN sang LĐ dễ dàng, nhanh nhất, có thể liên hệ tới số 0904 895 228 để được cung cấp dịch vụ chuyển đổi thị thực tốt nhất.
Visa lao động có thể xin gia hạn hoặc chuyển đổi sang thẻ tạm trú trong thời gian còn hiệu lực.