Đại sứ quán Thái Lan hướng dẫn thủ tục xin visa làm việc tại Thái Lan, quy định mới như sau:
- Kể từ tháng 10 năm 2024, việc xin visa đi Thái Lan làm việc cho người Việt Nam và người nước ngoài đều được thực hiện online thay vì nộp trực tiếp tại cơ quan lãnh sự Hoàng gia Thái Lan như trước kia.
- Ở Việt Nam, tất cả các loại visa dán nhãn trước đó đều đã dừng cấp.
Người nước ngoài muốn làm việc hoặc mở cơ sở kinh doanh tại Thái Lan cần phải có thị thực nhập cảnh của một trong các loại sau.
1. Các loại visa làm việc tại Thái Lan
a, Visa cho người làm việc, lao động.
Hiệu lực visa 3 tháng và chỉ nhập cảnh 1 lần.
b, Visa công tác, kinh doanh Thái Lan.
Hiệu lực 3 tháng, nhập cảnh 1 lần hoặc hiệu lực 1 năm, nhập cảnh nhiều lần.
c, Thị thực thăm viếng công tác thường xuyên Thái Lan (3 năm).
Thị thực được cấp có hiệu lực 3 năm, nhập cảnh nhiều lần.
d, Thị thực làm việc ngắn hạn tại Thái Lan.
Hiệu lực được cấp 3 tháng, cho phép nhập cảnh 1 lần duy nhất. Cho các công việc như:
- Visa thực tập không theo chương trình giảng dạy.
- Tuyển làm nhân viên học thuật hoặc giáo viên tại Thái Lan.
- Huấn luyện viên, giáo viên hướng dẫn… (các hoạt động liên quan đến thể thao).
- Nhân viên thể thao tại cơ quan thể thao Thái Lan.
e, Thị thực làm việc BOI hoặc chuyến thăm kinh doanh (BOI).
- Hiệu lực 3 tháng, nhập cảnh 1 lần.
- Riêng hiệu lực của Thị thực chuyến thăm kinh doanh (BOI): 3 tháng 1 lần hoặc 1 năm nhập cảnh nhiều lần.
Dựa trên chương trình hoạt động dự định tại Thái Lan để xác định loại thị thực phù hợp tương ứng cần xin.
2. Hồ sơ xin visa làm việc tại Thái Lan
Bao gồm bản scan của các giấy tờ:
Tài liệu, giấy tờ | Yêu cầu |
1, Bằng chứng tài chính | Sao kê tài khoản ngân hàng 6 tháng gần nhất hoặc thư bảo lãnh của ngân hàng với số dư tối thiểu: – 30.000 THB: nhập cảnh 1 lần. – 120.000 THB: Nhập cảnh nhiều lần. – 3.000.000 THB: nhập cảnh nhiều lần, công tác thường xuyên 3 năm. |
2, Nơi lưu trú tài Thái Lan | Xác nhận đặt khách sạn hoặc nhà nghỉ hoặc thuê nhà ở Thái Lan. |
3, Bằng chứng di chuyển | Booking vé máy bay khứ hồi Thái Lan. |
4, Hộ chiếu | Bản scan trang thông tin hộ chiếu gốc, còn thời hạn ít nhất trên 6 tháng. |
5, Ảnh chụp không quá 6 tháng | Ảnh chụp kỹ thuật số, không chỉnh sửa, nền trắng theo chuẩn ICAO. |
6, Thẻ căn cước công dân | Nếu là người nước ngoài tại Việt Nam thay bằng Giấy chứng nhận tạm trú CT07 tại địa phương. |
7, Nếu xin visa làm việc lao động Thái Lan | Thư chấp thuận từ Bộ Lao động (WP32) hoặc giấy phép lao động trong trường hợp gia hạn visa không định cư B. |
8, Nếu xin visa công tác/kinh doanh Thái Lan (Business) | Thư mời từ công ty Thái Lan. |
9, Trường hợp xin visa công tác Thái Lan thường xuyên 3 năm | – Bằng chứng về công việc tại Việt Nam: hợp đồng lao động, giấy bổ nhiệm hoặc quyết định vị trí công tác… – Chứng từ chứng nhận từ hiệp hội kinh doanh/thương mại tin cậy quốc gia. – Bằng chứng về các chuyến công tác thường xuyên. Các tài liệu cần được công chứng và chứng thực bởi cơ quan có liên quan. |
10, Nếu xin visa thực tập | Thư xác nhận thực tập từ một công ty hoặc doanh nghiệp tại Thái Lan. |
11, Nếu xin thị thực học thuật hoặc giáo viên | – Thư từ Bộ giáo dục hoặc trường đại học, đại học, trường quốc tế. – Giấy chứng nhận từ quốc gia đang cư trú không có án tích hoặc xóa án tích. |
12, Trường hợp xin visa Thái Lan công tác thể thao (huấn luyện viên, giáo viên hướng dẫn, vận động viên,… | Thư chấp thuận WP3 từ Bộ lao động Thái Lan, hoặc giấy phép lao động. |
13, Nếu làm việc (BOI) hoặc chuyến thăm kinh doanh (BOI): | Thư từ Hội đồng đầu tư BOI. |
14, Email và thẻ tín dụng hợp lệ. | – Địa chỉ email đang sử dụng để nhận thông báo và nhận thị thực. -Thẻ tín dụng có đủ tiền đóng lệ phí xin visa làm việc Thái Lan theo quy định hiện hành. |
3. Khai đơn, nộp hồ sơ và thanh toán phí trực tuyến
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ bạn dịch thuật công chứng các tài liệu cần thiết sang tiếng Anh (nếu không được cấp bằng tiếng Anh hoặc tiếng Thái Lan). Sau đó scan và lưu trữ dưới dạng file Jpg hoặc Pdf có kích thước không quá 3MB, rồi mới tiến hành thực hiện khai đơn và nộp hồ sơ xin visa trên hệ thống https://www.thaievisa.go.th.
Chú ý rằng tất cả các loại visa làm việc tại Thái Lan đều nằm trong mục “Non-Immigrant visa” của phần “Visa Type”, lựa chọn chính xác loại thị thực đi Thái Lan làm việc mà bạn có thể đáp ứng yêu cầu. Xem: Hướng dẫn xin evisa công tác Thái Lan cho người nước ngoài.
Thanh toán phí evisa làm việc tại Thái Lan:
- 80$: loại nhập cảnh 1 lần.
- 200$: Nhập cảnh nhiều lần thời hạn 1 năm.
- 400$: Nhập cảnh nhiều lần 3 năm.
- Phí không được hoàn lại kể cả bạn bị từ chối cấp thị thực. Phí trên chưa bao gồm phí chuyển khoản của ngân hàng và các chi phí khác (nếu có).
- Đơn và hồ sơ chỉ được xử lý sau khi bạn hoàn thành đơn và lệ phí xin thị thực.
4. Thời gian xin visa sang Thái Lan làm việc
Thời gian xử lý thông thường khoảng 5-10 ngày làm việc. Bạn có thể kiểm tra kết quả xét duyệt thông qua hệ thống bằng chức năng “Check status”, chọn Manage visa Application.
Có kết quả xét duyệt, bạn cần tải evisa làm việc Thái Lan về lưu trong máy, in ra giấy A4 là có thể lên đường sang Vương quốc Hoàng gia Thái Lan để bắt đầu công việc.
5. Những điều cần biết khi đến Thái Lan làm việc
Tất cả công dân không phải là người Thái Lan, muốn làm việc tại quốc gia này phải có kế hoặc và phải có thị thực lao động cũng như giấy phép lao động bạn mới có thể làm việc hợp pháp.
Thị thực lao động Thái Lan và giấy phép lao động Thái Lan là hai loại giấy tờ hoàn toàn khác nhau.
- Thị thực lao động mới cho phép bạn vào quốc gia này để làm việc, giống như điều kiện cần.
- Còn điều kiện đủ để được phép làm việc thực sự: là phải có giấy phép lao động hoặc sự chấp thuận từ Bộ Lao động Thái Lan.
Điều kiện xin được giấy phép lao động Thái Lan
Cần đáp ứng tối thiểu các yêu cầu cho từng đối tượng liên quan:
a. Đối với doanh nghiệp tại Thái Lan bảo lãnh
- Doanh nghiệp ở Thái Lan được đăng ký chính thức bởi một pháp nhân tại Thái Lan.
- Có vốn đăng ký tối thiểu là 2.000 THB/1 giấy phép lao động.
- Sử dụng tối thiểu 4 công dân Thái Lan cho một giấy phép lao động.
- Nếu là công ty đăng ký ở nước ngoài, yêu cầu công ty đó có mức vốn không dưới 3.000.000 THB cho mỗi giấy phép.
- Nếu làm việc cho BOI, thì công ty phải cung cấp tài liệu giải thích lý do vì sao cần lao động người nước ngoài cho dự án này.
b. Người lao động nước ngoài
- Nhận được lời mời làm việc từ công ty/doanh nghiệp ở Thái Lan.
- Có trình độ học vấn và kinh nghiệm tay nghề phù hợp với lĩnh vực thực hiện.
- Có thị thực làm việc Thái Lan (thị thực không định cư) phù hợp tương ứng.
- Có sức khỏe tốt, không mắc bệnh nghiêm trọng (có giấy chứng nhận y tế từ cơ quan chức năng thẩm quyền xác thực).
Cách thức xin giấy phép lao động Thái Lan
Giấy phép lao động Thái Lan do công ty mời/bảo lãnh cho người lao động thực hiện xin tại Bộ Lao động hoặc Trung tâm dịch vụ một cửa về thị thực và giấy phép lao động. Tuy nhiên đây là một quá trình khá tốn kém về tiền bạc và thời gian vì vậy cần kết hợp chặt chẽ giữa người lao động nước ngoài và doanh nghiệp (chủ sở hữu lao động).
Giấy tờ nộp để xin giấy phép lao động Thái Lan
- Hộ chiếu gốc quốc gia hợp lệ.
- Giấy chứng nhận bằng cấp, các chứng chỉ giáo dục đã đặt được (bản sao dịch thuật công chứng).
- Giấy chứng nhận kinh nghiệm làm việc từ các nhà tuyển dụng trước đó (bản sao).
- Giấy chứng nhận y tế mới được cấp.
- 03 ảnh chân dung kích thước 3x4cm, mới chụp không quá 6 tháng.
- Mẫu đơn xin giấy phép lao động cho người nước ngoài có xác nhận của công ty tại Thái Lan.
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và danh sách cổ đông.
- Giấy chứng nhận và hồ sơ nộp thuế VAT.
- Hồ sơ khai thuế thu nhập của công ty.
- Biểu mẫu thanh toán An sinh xã hội của doanh nghiệp.
- Hợp đồng lao động của người lao động nước ngoài và doanh nghiệp bảo lãnh.
- Lệ phí theo quy định hiện hành tại Thái Lan.
Lưu ý trong khi làm việc tại Thái Lan
Tuy đã được cấp thị thực lao động và giấy phép lao động hoặc chấp thuận làm việc của Bộ Lao động Thái Lan, nhưng để duy trì và làm việc hợp pháp tại quốc gia này bạn cần lưu ý:
- Nếu ở Thái Lan trên 90 ngày, phải báo cáo địa chỉ cư trú với cơ quan di trú sau mỗi 3 tháng (90 ngày). Và có thể lựa chọn các hình thức đăng ký với Cục Di trú Thái Lan như đến trực tiếp, qua bưu chính hoặc trực tuyến hoặc thông qua cơ quan dịch vụ cấp giấy phép lao động.
- Cần nộp thuế thu nhập hàng năm: Mỗi người nước ngoài làm việc tại Thái Lan, sẽ được Cục thuế cấp cho một mã số thuế cá nhân và mỗi năm bạn cần phải hoàn thành nghĩa vụ đóng thuế thu nhập của bản thân qua mã số thuế đó.
- Xin giấy phép tái nhập cảnh nếu rời Thái Lan: Giấy phép lao động có liên quan trực tiếp đến thị thực lao động của người nước ngoài. Nếu người nước ngoài rời khỏi Thái Lan thì thị thực sẽ lập tức bị hết hiệu lực (trừ loại nhập cảnh nhiều lần). Bạn có thể nộp đơn xin giấy phép tái nhập cảnh 1 lần hoặc nhiều lần tại Văn phòng nhập cư và quầy nhập cư tại sân bay của Thái Lan trong trường hợp phải rời đi và muốn quay trở lại.
Tư vấn thủ tục xin visa làm việc tại Thái Lan
- Cung cấp thông tin về hồ sơ và những cập nhật yêu cầu mới nhất từ Đại sứ quán.
- Hỗ trợ làm thủ tục xin visa làm việc tại Thái Lan trọn gói, thời gian tạm trú lâu nhất.
- Hỗ trợ chứng minh tài chính.
- Xuất hóa đơn VAT cho doanh nghiệp có yêu cầu.
Để biết khả năng có đủ điều kiện xin visa Thái Lan làm việc và trả lời các thắc mắc, hãy tham khảo thông tin từ chuyên mục Thị thực Thái Lan hoặc từ Bộ phận hỗ trợ trực tiếp tại Việt Nam:
- Hotline: 0904 895 228 – 0917 163 993.
- Tel: 024 3724 5292 – 028 3824 8838
- Email: visa@greencanal.com
- Trụ sở chính: Tầng 4, 142 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội.
- Văn phòng chi nhánh: Lầu 1, số 168 Võ Thị Sáu, Phường 8, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.
Mọi thông tin đều được cung cấp nhưng nếu bạn cần giải đáp các vấn đề không được đề cập thì hãy liên hệ trực tiếp tổng đài để được chuyên gia giải đáp.