Thủ tục xin visa lao động Malaysia và lệ phí

giấy phép lao động malaysia và visa

Một trong những yêu cầu đối với công dân Việt Nam đi làm việc tại Malaysia là bắt buộc phải được cấp giấy phép lao động (hay tên gọi khác là Thẻ lao động EP) để có thể hoàn thành thủ tục xin visa lao động Malaysia và lệ phí. Nếu không tuân thủ quy định này người đó sẽ đối mặt với hình phạt nghiêm khắc của Chính phủ Malaysia.

1. Điều kiện xin visa lao động Malaysia

  • Nhận được lời mời làm việc từ một doanh nghiệp/tổ chức ở Malaysia.
  • Có trình độ học vấn như bằng tốt nghiệp hoặc bằng cấp tương đương khác trở lên.
  • Kinh nghiệm làm việc phù hợp với nhu cầu thực tế và chuyên môn của người lao động nước ngoài.
  • Được trả mức lương không dưới 3.000 RM (tương đương 681$)/tháng.

Và đáp ứng các yêu cầu riêng theo loại Thẻ lao động tương ứng như sau.

a. Giấy phép lao động tạm thời (The Temporary Employment Pass – TEP)

Cấp cho người lao động nước ngoài có trình độ bán chuyên hoặc không chuyên môn trong một số lĩnh vực được Chính phủ Malaysia phê duyệt:

  • Người lao động nước ngoài làm trong lĩnh vực sản xuất, xây dựng, nuôi trồng, nông nghiệp và dịch vụ.
  • Hoặc làm việc lao động cho người nước ngoài ở Malaysia.

Đến từ các quốc gia có trong danh sách được phép và độ tuổi chấp thuận:

  • Công dân Việt Nam, Ấn Độ, Bangladesh, Campuchia, Indonesia, Lào, Kazakhstan, Myanmar (Miến Điện), Nepan, Pakistan, Thái Lan, Philippines, Sri Lanka, Turkmenistan và Uzbekistan.
  • Độ tuổi chỉ từ 18-45 tuổi.
  • Người lao động Bangladesh: chỉ được làm việc trong lĩnh vực đồn điền.
  • Lao động Ấn Độ: Không được làm việc trong lĩnh vực sản xuất.
  • Lao động Indonesia: Nam giới không được làm trong lĩnh vực sản xuất.
  • Philippines: Lao động nữ không được làm việc tại Malaysia ở bất cứ ngành nào.

Giấy phép làm việc này được cấp hiệu lực tối đa 12 tháng và chỉ một lần nhập cảnh. Hết hạn hoặc bị thu hồi hoặc hợp đồng lao động bị chấm dứt, người lao động nước ngoài phải rời Malaysia, không được xin gia hạn.

b. Thẻ chuyên gia (Professional Visit Pass – PVP)

VPThẻ làm việc ngắn hạn được cấp cho người nước ngoài có trình độ và kỹ năng phù hợp làm việc tạm thời cho một công ty đã đăng ký tại Malaysia nhưng không phải của Malaysia tuyển dụng, thay mặt cho một công ty nước ngoài tại Malaysia thực hiện:

  • Chuyển giao chuyên môn.
  • Đào tạo tại các công ty đã đăng ký ESD.
  • Nghiên cứu.
  • Thực tập sinh viên (Đại sứ quán nước ngoài, khách sạn, hoặc các công ty đã đăng ký ESD).
  • Tình nguyện viên.
  • Hoặc thực hiện nhiệm vụ đơn vị triển lãm dưới sự quản lý của Cục Hội nghị và Triển lãm Malaysia (MyCEB).
  • Hiệu lực của loại thị thực này tối đa 12 tháng, không thể xin gia hạn và chỉ giới hạn trong 1 hợp đồng hoặc 1 dự án.

c. Thẻ lao động – The Employment Pass (EP)

Được cấp cho người nước ngoài được một công ty tại Malaysia tuyển dụng hoặc ký hợp đồng. Người được tuyển có tay nghề cao như kỹ sự, doanh nhân, nhà khoa học hoặc người có tài năng đặc biệt. Với giấy phép này, người sử dụng lao động phải làm đơn và được Ủy ban Người nước ngoài hoặc cơ quan quản lý liên quan chấp thuận cấp giấy phép lao động.

Thời hạn giấy phép lao động có thể kéo dài từ 1-5 năm. Có 3 loại giấy phép được cấp dựa vào mức lương và hiệu lực hợp đồng:

  • Loại 3: Mức lương từ (2.500 – 5.000) RM/tháng và hợp đồng có thời hạn đến 1 năm.
  • Loại 2: Mức lương cơ bản trên (5.000-10.000) RM/tháng và hợp đồng ký thời hạn tối đa 2 năm.
  • Loại 1: Mức lương cơ bản được nhận trên 10.000 RM/tháng và hiệu lực hợp đồng đến 5 năm.

Giấy phép lao động được cấp tuân theo thời hạn của hợp đồng lao động, tối đa là 6 tháng. Người có thẻ này có thể nộp đơn xin thẻ phụ thuộc cho các thành viên gia đình như vợ/chồng, con cái dưới 18 tuổi và được hưởng rất nhiều đãi ngộ đặc biệt khác của Chính phủ Malaysia.

xin visa lao động malaysia ep
Visa lao động Malaysia EP, thời hạn 6 tháng.

2. Các tiến trình xin visa Malaysia lao động

  1. Người sử dụng lao động hoặc doanh nghiệp tại Malaysia phải nộp đơn xin phê duyệt hạn ngạch sử dụng lao động nước ngoài từ Ủy ban người nước ngoài Malaysia.
  2. Được phê duyệt hạn ngạch, doanh nghiệp mới nộp đơn xin cấp giấy phép lao động (còn gọi là Thẻ lao động) cho từng nhân viên nước ngoài trên Sở Di trú Malaysia.
  3. Có thư chấp thuận từ Ủy ban người nước ngoài và Giấy phép lao động, người lao động có thể nộp đơn xin visa lao động (thị thực có tham chiếu) tại Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Malaysia gần nhất hoặc tại quốc gia đang cư trú.
  4. Được cấp thị thực lao động Malaysia, người lao động nước ngoài có thể đến Malaysia làm việc hợp pháp.

3. Thủ tục xin visa lao động Malaysia và lệ phí

Sau khi bạn đã nhận được giấy phép lao động từ chủ sở hữu lao động ở Malaysia, sẽ tiến hành xin visa lao động Malaysia tại Việt Nam với các bước cơ bản sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

  1. Bản gốc và bản sao Hộ chiếu hợp lệ với ít nhất 6 trang còn trống.
  2. Đơn xin thị thực theo mẫu của Đại sứ quán cung cấp (IMM.47), đã điền đầy đủ thông tin, dán ảnh và ký ghi rõ họ tên.
  3. Hai ảnh nền trắng, kích thước 3,5×4,5cm.
  4. Thư yêu cầu xin cấp visa lao động Malaysia:
    • Thư phải được đánh máy.
    • Ký và ghi rõ họ tên của người nộp đơn.
  5. CV và hợp đồng lao động nêu rõ các thông tin chi tiết về công việc bạn sẽ làm, mức lương, thời gian tại Malaysia (bản gốc và bản sao).
  6. Bằng chứng về việc làm trước đây. Xác nhận kinh nghiệm đã làm ở doanh nghiệp trước đó.
  7. Bản sao và công chứng, chứng nhận lãnh sự và hợp pháp hóa lãnh sự các giấy chứng nhận, bằng cấp xác minh trình độ học vấn của người xin visa.
  8. Tài liệu từ công ty ở Malaysia:
    • Thư tuyển dụng của người sử dụng lao động (bản gốc tiếng Anh).
    • Nếu bạn tự kinh doanh tại Thái Lan cần cung cấp giấy đăng ký kinh doanh hoặc bằng chứng thu nhập đó.
    • Bản sao hồ sơ công ty của chủ lao động từ Ủy ban doanh nghiệp Malaysia (SSM).
    • Các giấy tờ chấp thuận từ cơ quan liên quan của Malaysia.
  9. Nếu là người nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam:
    • Thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú hoặc thị thực nhập cảnh Việt Nam nhiều lần đang còn đủ thời hạn.
    • Thư xác nhận danh tính, chức vụ và mục đích đến Malaysia từ công ty ở Việt Nam.
  10. Lý lịch tư pháp số 2.
  11. Bảo hiểm y tế.
  12. Nếu nộp đơn cho trẻ dưới 12 tuổi (theo diện người thân của người lao động Malaysia): Bản sao giấy khai sinh của trẻ.
  13. Thư chấp thuận từ công ty, tổ chức ở Malaysia về mức lương và doanh thu thuế.
  14. Phí xin visa Malaysia mục đích lao động.

Tùy vào bản chất của công việc và chuyên môn nghiệp vụ mà bạn có thể phải cung cấp thêm các giấy tờ bổ sung khác theo yêu cầu của Đại sứ quán/Lãnh sự quán Malaysia.

Người nước ngoài ở Việt Nam như người Trung Quốc được miễn thị thực Malaysia 30 ngày nhưng nếu sang quôc gia này làm việc từ 6 tháng, 1 năm đều phải chuẩn bị hồ sơ như trên.

Lệ phí xin visa lao động malaysia mới nhất
Nộp đơn xin visa lao động Malaysia và thanh toán lệ phí cho Đại sứ quán/Lãnh sự quán Malaysia ở Việt Nam.

Bước 2: Liên hệ nộp hồ sơ xin visa lao động Malaysia tại Việt Nam

Có thể lựa chọn một trong hai nơi thuận tiện để nộp hồ sơ:

Đại sứ quán Malaysia tại Hà Nội:

  • Địa chỉ: 43-45 đường Điện Biên Phủ, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội.
  • Tel: 024 3734 3836 – 024 3734 3822.
  • Email lãnh sự: mwhanoi@kln.gov.my hoặc han.cons@kln.gov.my.
  • Giờ làm việc từ thứ 2 đến thứ 6, trừ lễ tết: 9:00-17:00.

Tổng Lãnh sự quán Malaysia tại Thành phố Hồ Chí Minh

  • Địa chỉ: 109 Nguyễn Văn Hưởng, phường Thảo Điền, Quận 2, Hồ Chí Minh.
  • Tel: 028 3829 9023.
  • Email: mwhochiminh@kln.gov.my.
  • Giờ làm việc lãnh sự: từ thứ 2 đến thứ 6: 8:30 – 16:30, trừ ngày lễ tết. Bạn cần vào trước giờ đóng cửa ít nhất 15 phút.
thủ tục xin visa lao động malaysia và lệ phí

Bước 3: Chờ đợi xử lý hồ sơ

Sau khi nộp thì thời gian chờ xét hồ sơ có thể kéo dài khoảng 2 – 3 tuần. Phụ thuộc vào loại visa lao động Malaysia và danh sách hồ sơ.

Nếu thuận lợi, visa lao động Malaysia được cấp, thời hạn thường là 6 tháng đến 12 tháng và có thể được gia hạn.

  • Có thể trực tiếp đến lấy hoặc ủy quyền nhờ người khác lấy thay.
  • Nhớ mang theo giấy tờ tùy thân để được vào Đại sứ quán/Lãnh sự quán Malaysia nhận kết quả.

    4. Lệ phí xin visa lao động Malaysia mới nhất

    Thu phí theo quốc tịch của người xin thị thực:

    • 13,00 RM mỗi visa: Công dân Việt Nam, Liberia.
    • 20,15 RM mỗi visa: người Argentina.
    • 11,00 RM: Bolivia.
    • 19,50 RM: Myanmar.
    • 17,00 RM mỗi visa: Brazil.
    • 21,90RM: Bungari.
    • 24,50RM: Chile.
    • 30 RM mỗi visa: Trung Quốc.
    • 9 RM cho mỗi visa: Costa Rica.
    • 9,5 RM: Ý.
    • 9,7 RM: Israel.
    • 19,30 RM cho mỗi visa: Công hòa Séc và Slovak
    • 6,00 RM: Đan Mạch, Mỹ.
    • 7,00 RM: Ecuador, Phần Lan.
    • 12,90 RM mỗi visa: Cộng hòa Dominica, Pháp, Sudan.
    • 13,50 RM: Uruguay.
    • 16 RM mỗi visa: Haiti.
    • 15 RM: Indonesia, Sri Lanka.
    • 17,20 RM: Saudi Arabia.
    • 17,50 RM: Mexico.
    • 18.00 Venezuela.
    • 14,50 RM mỗi visa: Panama.
    • 21,45 RM: Hungary.
    • 30 RM: Hàn Quốc.
    • 26,20: Ba Lan.
    • 20.00 RM mỗi visa: Các quốc gia còn lại.

    Chú ý:

    • Phải thanh toán lệ phí xin visa lao động Malaysia bằng tiền mặt RM hoặc được quy đổi sang VND theo tỉ giá hiện hành.
    • Mức phí có thể được xem xét thay đổi định kỳ mà không cần báo trước. (Cập nhật tại chuyên mục Visa Malaysia).
    • Phí sẽ không được hoàn lại nếu bị từ chối cấp visa.

    5. Phí xin giấy phép lao động 2024 tăng

    Từ 1/9/2024 Sở Di Trú Malaysia đã tăng mức phí xin thẻ lao động (giấy phép lao động) của người nước ngoài lên mức mới:

    • 2.000 RM: Giấy phép lao động (làm việc dài hạn cho các tổ chức/doanh nghiệp tại Malaysia đến 60 tháng).
    • 500 RM: Thẻ phụ thuộc (cấp cho con cái dưới 18 tuổi hoặc vợ/chồng của người có thẻ lao động).
    • 500 RM: Thẻ thăm viếng tạm thời.
    • 1.200 RM: Giấy phép thăm chuyên nghiệp.

    Các phí trên đều không được hoàn lại và chưa bao gồm các chi phí khác nếu được yêu cầu.

    Hỗ trợ thủ tục xin visa lao động Malaysia

    Quá trình xin visa lao động tại Malaysia không hề đơn giản. Trước hết bạn phải tìm cho mình một công việc phù hợp với yêu cầu và khả năng đáp ứng với hồ sơ thủ tục tại một doanh nghiệp hoặc tổ chức sử dụng lao động hợp pháp của Malaysia. Chủ lao động đó sẽ là người bảo lãnh và xin giấy phép lao động phù hợp để bạn có thể nộp đơn đăng ký xin visa lao động Malaysia tương ứng.

    Do liên quan đến nhiều người, nhiều cơ quan khác nhau giữa hai nước Việt Nam và Malaysia nên thời gian chờ đợi khá lâu và gây nhiều bối rối. Nếu bạn chưa rõ thủ tục hoặc cần giúp đỡ làm hồ sơ thì có thể nhờ tới sự trợ giúp để làm sáng tỏ thắc mắc.

    Thông tin liên hệ hỗ trợ xin visa lao động Malaysia tại Việt Nam:

    • Hotline/zalo/whatsapp (24/7): 0917 163 993 – 0904 895 228.
    • Email: visa@greencanal.com.

    Chúng tôi sẵn sàng giải đáp thắc mắc và đưa ra phương án phù hợp nhất cho người Việt Nam và các quốc tịch muốn đến Malaysia làm việc, lao động hợp pháp, nhanh chóng. Toàn bộ các vấn đề liên quan đến thủ tục xin visa lao động Malaysia và lệ phí được cập nhật thường xuyên để cung cấp cho bạn hướng dẫn chính xác nhất.

      ĐĂNG KÍ HỖ TRỢ TRỰC TIẾP

      Contact